Học TậpLớp 12

a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh

Mời các em cùng theo dõi bài học hôm nay với tiêu đề
a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh

Với giải Câu hỏi trang 17 KTPL 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các em theo dõi bài học sau đây nhé:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem: a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh

Câu hỏi trang 17 KTPL 12: a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gi?

b) Từ hình 1, em hãy khái quát quá trình Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đã mang lại những tác động như thế nào đối với nước ta?

Từ thông tin trên theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện các điều khoản như:

+ Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của CPTPP về tự do thương mại hàng hoá và dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ.

+ Tuân thủ các quy định về tự do trên các lĩnh vực mới như: lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư,…

♦ Yêu cầu b)

– Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

+ Năm 1986, Việt Nam tiến hành Đổi mới, với trọng tâm là phát triển kinh tế.

+ Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

+ Năm 1998, Việt Nam gia nhập APEC

+ Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO

+ Năm 2008, kí kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

+ Năm 2015, tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN; kí hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.

+ Năm 2018, kí hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương.

+ Năm 2020, kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu.

– Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

+ Về thời cơ: thu hút và tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, các tiến bộ khoa học – công nghệ; có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường buôn bán; có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lí và phát triển kinh tế…

+ Về thách thức: gia tăng tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác,…

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài học
a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh
. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đăng bởi: https://thcslequydoncaugiay.edu.vn/

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button