Học TậpLớp 12

20 Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Mời các em cùng theo dõi bài học hôm nay với chủ đề
20 Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Thầy cô https://thcslequydoncaugiay.edu.vn/ xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài Ngữ văn 12 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Bạn đang xem: 20 Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu tượng mà bạn cho là đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài – Mẫu 1

Bài thơ “Cảm hoài” là một bài thơ tiêu biểu cho sáng tác của Đặng Dung. Nhận xét về bài thơ, nhà thơ Lý Tử Tấn đã từng nhận xét “Phi hào kiệt chi sĩ bất năng” – Không phải kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi. Quả đúng là như vậy, bằng tấm lòng yêu nước cao đẹp cùng ý thức sâu sắc về trách nhiệm của “kẻ làm trai”, nhà thơ đã thể hiện khao khát cống hiến, cứu nước giúp đời đồng thời thể hiện tâm trạng xót xa, đau khổ khi chưa kịp hoàn thành nghiệp lớn. Để nói lên chí khí, khát vọng của bản thân, Đặng Dung đã sử dụng hai hình ảnh biểu tượng thật độc đáo, hình ảnh ấy thật kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ đó chính là “phù địa trục” và “vấn thiên hà”. Đây là hình tượng một con người to lớn, ấp ủ hoài bão kinh người, con người muốn lên cao chiếm lĩnh về không gian trong cái nhìn xa xăm, bao quát, đăng cao để viễn vọng, để “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Và đó cũng chính là khát vọng thành thực, đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của người anh hùng Đặng Dung. Nhà thơ khao khát xoay chuyển trái đất, xoay chuyển xã hội đảo điên loạn lạc, xoay vần thế sự, mong muốn được góp sức lực. Qua hai biểu tượng này ta có thể thấy rằng nhà thơ không chỉ là một con người khao khát cống hiến tài năng mà ông còn thổ lộ những ước muốn đầy nhân văn, mong muốn về một tương lai hòa bình, thịnh vượng, không còn đao bình, chết chóc. 

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài – Mẫu 2

Chỉ với Cảm hoài bài thơ duy nhất còn để lại cho đời sau, nhưng tên tuổi của Đặng Dung và tên của bài thơ, những vần điệu bi hùng ấy cũng đã đủ đi vào cõi bất tử trong tâm của người Việt Nam muôn thế hệ. Biểu tưởng nổi bật trong bài thơ chính là người anh hùng. Hình ảnh đầy bi tráng của người anh hùng, tuy thất thế mà vẫn hiên ngang rất mực. Thể hiện một chí khí và một khát vọng anh hùng ngút trời đậm chất anh hùng ca mang âm hưởng chung của hào khí Đông A, âm điệu hùng tráng của dòng thơ văn chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của nước ta.

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài – Mẫu 3

Đang cập nhật …

Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài – Mẫu 4

Đang cập nhật …

Trên đây là toàn bộ nội dung về bài học
20 Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài
. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đăng bởi: https://thcslequydoncaugiay.edu.vn/

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button